A review of Specula by Hanoi Publishing House Art Historian Quang Viet...

1 December 2009

Phi Phi with Quang Viet during the trial assembly of Specula

Phi Phi with Quang Viet during the trial assembly of Specula

"Some notes on Specula for Phi Phi Oanh"

by Quang Viet, ​author of Vietnamese Lacquer Painting and journalist at the Hanoi Fine Arts Publishing House

The works created with son ta, a traditional medium in Vietnam, by Oanh Phi Phi always reveal innovation, large scale composition, a deep sense of belief, ambition, hard work and great effort. 

The surface of this cavernous passageway, Specula, encompasses 63m2 of surface area of lacquer painting. She paints like an archeologist, but one that searches for the things that concern our contemporary life. Her method is one of deep self-reflection distilled from a life as permanent nomad from one land and one culture to another and from east to west.

A truly international contemporary artist, her body of work, especially Specula, often possesses unexpected compositional arrangements with carefully ensconced meanings touching on wider universal concepts.  Yet at the same time, these works are approachable, rich in thought and overflowing with introspection. With her refined skill Phi Phi Oanh has transmogrified son mai and its substrates to embody the subject itself while keeping a spiritual and ritualistic manner of expression.

Oanh Phi Phi once mentioned there should be another Renaissance period in lacquer painting.  With this important work, Specula, she is has become a catalyst in that second Renaissance. 

Quang Viet, Hanoi November 2009

Một ghi chú về “Specula” dành cho Oanh Phi Phi

Quang Việt viết

Các tác phẩm bằng chất liệu sơn mài “truyền thống” của Phi Phi Oanh bao giờ cũng là sự biểu hiện của cái mới, cái quy

mô, của niềm tin, khát vọng, của lao động và của nghị lực. 

Trên bề mặt của một “đường hầm”, “Specula”, rộng tới 63m2 – chị vẽ như một nhà khảo cổ, nhưng lại đi tìm thông tin ở ngay trong lòng thời đại mình đang sống – một lối tự nghiệm, như là kết quả kết tinh của một quá trình “du cư” liên tục, từ miền đất – nền văn hoá này sang miền đất – nền văn hoá khác, từ Đông sang Tây. 

Là một nghệ sĩ “đúng nghĩa” quốc tế và đương đại, các tác phẩm của chị, đặc biệt “Specula” thông qua cái vẻ bên ngoài đột nhiên dị biệt, thường khéo ẩn chứa, ở bên trong, những “phổ niệm” (universaux), dễ đọc và dễ gần gũi, giàu chất suy tưởng và dạt dào nội tâm. Bằng một tay nghề đã đạt đến trình độ Phi Phi Oanh, quả thực, đã đưa được “sơn mài” vào một khúc diễn biến lạ lùng, nơi mà bản thân chất sơn và thức hình bất thường của nền đế (support) - dường như đã thực sự hoá thân thành những đề tài, những motif mang tính tâm linh (spirituel) và lễ nghi (rituel) của chính tác phẩm. 

Phi Phi Oanh, nếu như chị đã từng nói về “lần phục hưng thứ hai của sơn ta” - thì với tác phẩm quan trọng này - “Specula” - chị có thể đã là một trong số những tác nhân cho lần phục hưng thứ hai ấy.

Quang Việt, tác giả cuốn sách “Hội họa sơn mài Việt Nam”, Nhà xuất bản Mỹ thuật